Phụng Hoàng đài thượng Phụng Hoàng du.
- Phụng khứ đài không gian tự lưu.
- Ngô cung hoa thảo mai u kính,Tấn đại y quan thành cổ khâu.
- Tam sơn bấn lạc thanh thiên ngoại, Nhị thủy trung phân bạch lộ châu.
- Tổng vị phù vân năng tế nhật,Trường an bất kiến sử phân sầu.
- Tạm Dịch:Đài Phụng Hoàng xưa chốn phụng chơi, Phụng đi đài vắng nước chơi vơi.
- Cung Ngô hoa ngỏ dường hoang lấp, Triều tấn cân đai nắm mộ vùi.
- Ba đỉnh núi vương ngoài khói tỏa, Hai dòng sông rè bãi cò xuôi.
- Vừng dương ngắn nỗi mây mờ phủ,Chẳng thấy Trường An luống ngậm ngùi.
- Bài thơ này Lý Bạch đã cảm tác nhân buổi lên Phụng Hoàng đài, nhưng ông chỉ tưởng tới y quan đời Tấn và Ngô cũng do Tôn Quyền đời Tam Quốc xây dựng, mà không nhắc đến cuộc hưng suy của Phụng Hoàng đài.
- Đó là một điều đáng tiếc.
- Về đời Xuân Thu thành Kim Lăng thuộc nước Ngô.
- Sau Câu Tiễn diệt Ngô, thành này mới thuộc nước Việt.
- Việt vương Câu Tiễn diệt Ngô rồi tự cho là trong tay nắm vững sơn hà mới xây Phụng Hoàng đài để kỷ niệm thịnh sư.
- Trên thực tế, Câu Tiễn xây Phụng Hoàng đài vì một hành động bí mật.
- Ai cũng biết binh học Trung Hoa về thời cổ rất hưng thịnh.
- Nào Lục Thao của Thái Công, nào Tam lược của Hoàng Thạch, nào binh pháp của Tôn, Ngô.
- .
- .
- Việc bài binh bố trận, chế địch tiên cơ, cố nhiên không thể khiếm khuyết, nhưng cùng địch giao phong phải trông vào binh khí để thủ thắng.
- Trong thập bát ban binh khí thì kiếm pháp khó luyện nhất, nên đời nào cũng coi trọng kiếm thuật.
- Về cổ kiếm nổi tiếng có những thanh Cự Khuyết, Thái A, Thanh Hồng, Bạch Hồng, Thanh Sách, Long Uyên, Thuộc Lũ, Công Bố.
- .
- .
- nhất là những thanh Can Tương, Mạc Gia thì ai cũng nghe nói đến.
- Nơi đây nhắc tới một thanh thần kiếm khác, trên đời ít ai biết đến.
- Đó là thanh Tường văn, mãi sau gọi là Thái Hồng.
- Cổ nhân có câu “Thuộc lũ hiện, Thái Hồng phi”.
- Từ đó nó lại mang tên là Thuộc Lũ.
- Đời Ngô Việt xuân thu, Thuộc Lũ kiếm lọt vào tay Ngô Vương Phù Sai.
- Sau Ngô vương không nghe lời can của Ngũ Tử Tư, đã dùng thanh kiếm này bắt ông tự tử.
- Người thời bấy giờ cho nó là vật bất tường.
- Thái Hồng kiếm lọt vào tay Việt vương Câu Tiễn.
- Việt vương diệt Ngô lúc ban sư sắp xây đắp Phụng Hoàng đài.
- Đem bảo kiếm chôn dấu dưới đất và đổi tên là Phụng Hoàng kiếm.
- Vụ bí mật về xây đài là ở chỗ đó.
- Lý Bạch không nhắc tới Phụng Hoàng đài thành ra bài thơ này chưa tả hết được cái hay cái đẹp.
-