Trang chủ ông già làm là luôn luôn đúng - Truyện cổ tích việt nam
ông già làm là luôn luôn đúng - Truyện cổ tích việt nam

ông già làm là luôn luôn đúng - Truyện cổ tích việt nam

Full

Tác giả :

Truyện cổ tích VN

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 1
Lượt nghe : 1
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt

 Bác kể cho cháu nghe một câu chuyện mà bác được nghe từ hồi bác còn nhỏ.
- Về sau cứ mỗi lần nhớ đến bác lại thấy câu chuyện ấy càng hay hơn và quả thật có những câu chuyện cũng giống như người ta vậy: Càng có tuổi thì càng đẹp lão.
-
 
   Chắc hẳn cháu đã về nông thôn.
- Chắc cháu đã từng trông thấy đâu đó một túp nhà nông dân cũ kỹ, rất cũ kỹ, mái rạ mọc đầy rêu, cỏ.
- Trên đỉnh nóc nhất định phải có một cái tổ cò.
- Tường thì nghiêng ngả, chỉ có hai hay ba cái cửa sổ thấp lè tè.
- Có khi chỉ có mỗi một cái còn mở ra mở vào được thôi.
- Bếp lò đắp phình ra ngoài tường như một cái bụng phệ.
- Một cây hương mộc nhô lên cao quá hàng rào, xòe cành trên một cái ao, có mấy con vịt đang tắm mát.
- Con chó bị xích thấy ai đi qua cũng sủa.
-
 
   Dưới mái một túp nhà tương tự như thế có một đôi vợ chồng già: một ông cụ và một bà cụ nông dân.
- Họ hầu như chẳng có của cải gì trên đời, thế mà cũng có một vật thừa: đó là một con ngựa sống bằng cỏ mọc trong rãnh ven đường.
- Khi ra tỉnh, ông cụ thường cưỡi ngựa, thỉnh thoảng hàng xóm mượn của cụ và đền bù lại cho ông lão phúc hậu ấy bằng cách giúp cụ cái này cái khác.
- Nhiều phen cụ nghĩ rằng: tốt hơn hết là đẩy ngựa đi, bán hoặc đem đổi nó lấy vật gì có ích hơn.
- Nhưng thử tính xem đổi lấy cái gì mới được.
-

 
 - Việc ấy thì còn ai tính toán giỏi bằng ông được nữa kia chứ - Cụ bà bảo cụ ông thế - Hôm nay là ngày phiên chợ tỉnh đấy.
- Ông mang ngựa đi bán lấy món tiền hay đổi chác lấy cái gì thì đổi.
- Ông làm thế nào tôi cũng ưng.
- Thôi, lên đường đi!
 
   Cụ bà quàng cổ cụ ông một cái khăn quàng đẹp và tự tay tết thành hai múi rất đỏm dáng vì bà cụ khéo tay hơn ông cụ.
- Bà lấy tay vuốt mũi ông cụ, hôn một cái rõ kêu.
- Rồi ông cụ leo lên ngựa, đem nó đi bán hay đổi chác.
- Bà cụ nghĩ thầm: “Ừ, ông cụ rất thành thạo đấy, chắc chả còn ai lo toan việc này khéo hơn ông ấy nữa đâu.
-
 
   Trời nắng gắt, không có lấy một gợn mây.
- Gió cuốn bụi trên đường cái, đủ các hạng người chen nhau ra tỉnh, kẻ đi xe, người đi ngựa hoặc đi chân.
- Ai cũng thấy rất nóng nực.
- Chẳng đâu có thấy một quán hàng.
-
 
   Giữa đám đông có một người đàn ông đang dắt một con bò cái ra chợ, một con bò cái thuộc vào loại đẹp nhất.
- Ông cụ nông dân nghĩ thầm: “Sữa nó chắc là tốt lắm đây! Ngựa mình mà đổi lấy con bò tuyệt đẹp này thì cũng đáng lắm.
- ” Rồi cụ cất cao tiếng gọi: “Ối này, bác đánh bò ơi! Bác có biết tôi định bảo bác cái gì không? Tôi vẫn biết một con ngựa đáng giá hơn một con bò, nhưng cái đó bất thành vấn đề.
- Tôi nuôi bò cái lợi hơn nuôi ngựa.
- Bác có muốn đổi bò lấy ngựa tôi không?
 
 - Đổi thì đổi! - Người đàn ông nói rồi họ trao đổi hai con vật cho nhau.
-
 
   Đổi chác như thế xong, nhẽ ra ông cụ có thể quay về nhà, vì cụ đã đạt được mục đích của chuyến đi.
- Nhưng vì muốn đi xem chợ phiên nên cụ quyết định cứ đi đến tận nơi.
- Thế là cụ lại tiếp tục đánh bò ra tỉnh.
- Cụ đi rảo bước nên chẳng mấy lúc đã đuổi kịp một gã đang dắt một con cừu, một con cừu có bộ lông dày không mấy khi thấy.
- Ông cụ nông dân lại tự nhủ:
 
 - Mình vẫn mong muốn có một con vật đẹp như thế.
- Cừu thì cần gặm cỏ quanh quẩn bờ rào nhà ta là đủ, chẳng cần phải đi đâu xa kiếm thức ăn cho nó.
- Đến mùa đông thì cho nó vào buồng, bà lão nhà mình lại có cái vui chơi khuây khỏa.
- Vợ chồng mình có lẽ nuôi cừu hợp hơn là nuôi bò.
-
 
   Cụ bảo anh chàng dắt cừu:
 
 - Này anh bạn, có muốn đổi cừu lấy bò không?
 
   Gã kia chẳng đợi nói đến lần thứ hai, vội vã dắt bò đi và để cừu lại.
- Ông cụ lại tiếp tục dắt cừu đi.
- Bỗng cụ gặp anh chàng từ một con đường nhỏ ra, tay ôm một con ngỗng còn sống, một con ngỗng to béo, một con ngỗng chưa ai từng thấy bao giờ, làm cho ông cụ cứ ngắm nghía mãi.
- Cụ bèn bảo anh ta:
 
 - Anh ôm nặng lắm nhỉ? Ngỗng gì mà kỳ lạ thế? Đến là lắm mỡ, mà lông mới đẹp làm sao chứ!
 
   Rồi cụ lại ngẫm nghĩ một mình: “Ngỗng này mà về tay mình thì cam đoan là bà lão nhà mình có cách vỗ cho nó béo hơn nữa ấy chứ lị.
- Cơm thừa, canh cặn trút cho nó cả, rồi thì là to phải biết! Mình cứ nhớ mãi lời bà ấy luôn luôn nói với mình: Ôi chà! Nếu nhà ta có một con ngỗng đem thả lẫn với đàn vịt thì đẹp biết mấy! Đây có nhẽ là dịp kiếm được một con, mà con này thì phải bằng hai con khác chứ chẳng chơi đâu! Thử xem sao!”
 
   Rồi cụ cất giọng nói to: “Này anh bạn, muốn đổi không? Anh lấy cừu, lão lấy ngỗng.
- Không phải các anh cho lão đâu, mà lão phải trả ơn anh là đằng khác nữa.
-
 
   Anh kia chẳng đợi nói đến lần thứ hai và ông cụ nông dân trở thành chủ nhân con ngỗng.
- Lúc ấy cụ đã ra gần đến tỉnh.
- Càng ngày lại càng đông.
- Người và vật chen chúc nhau trên đường cái, đi cả xuống rãnh, sát vào bờ rào.
- Ở cửa ô, người ta chen chúc nhau hỗn độn.
-
 
   Người thu thuế nhập thị có nuôi một con gà mái.
- Thấy đông người, hắn ta lấy dây buộc cho nó khỏi xổng đi mất vì hốt hoảng.
- Gà đậu trên cái rào chắn đường, ngó ngoáy cái đuôi xén cộc, chớp chớp một bên mắt ra bộ ranh mãnh và kêu: “Coóc, coóc!” Nó nghĩ gì thế chả biết được.
- Nhưng ông cụ nông dân trông thấy nó liền phá lên cười, bụng bảo dạ: “Đây mới thật là một con gà mái đẹp nhất, chưa bao giờ mình được trông thấy, nom nó còn đẹp hơn cả con gà ấp của ông mục sư cơ đấy.
- Trông nó mới buồn cười làm sao kia chứ! Trời, mình thích nó quá! Gà là một giống vật nuôi tiện nhất, chả phải trông nom gì cả, nó đi nhặt nhạnh hột rơi hột vãi mà ăn thôi.
- Giá mà đổi được ngỗng lấy gà mà lại tuyệt cơ đấy!” Cụ giơ ngỗng bảo người thu thuế:
 
 - Có đổi không?
 
   Hắn đáp: - Đổi à? Thế thì còn gì bằng nữa.
-
 
   Người thu thuế lấy ngỗng, ông cụ nông dân ôm gà đi.
- Cụ làm nhiều việc dọc đường như thế nên thấy nóng nực và mệt mỏi.
- Phải tợp một ngụm và chén một miếng gì mới được.
- Cụ vào hàng ăn.
- Vừa lúc đó, cậu bồi đi ra, tay xách một túi đầy ắp.
- Cụ hỏi cậu ta:
 
 - Anh xách cái gì thế?
 
 - Một túi táo còi đem cho lợn đây.
-
 
 - Sao? Táo còi đem cho lợn à? Thật là phí phạm quá lắm! Bà ấy mà được chỗ táo còi này thì sướng phải biết! Năm ngoái cây táo già gần chuồng ngựa nhà tôi mọc có mỗi một quả: Chúng tôi đặt nó lên chốc tủ và giữ mãi cho đến lúc thối.
- Bà ấy mà được môt túi như thế này thì phải biết.
- Tôi muốn cho bà ấy mừng một mẻ.
-
 
   Cậu bồi hỏi: - Thế cụ giả bao nhiêu?
 
 - Bao nhiêu ấy à? Con gà này chứ bao nhiêu.
- Đủ chứ?

Danh sách chương - 1 Chương

Chương 1

2024-03-08 08:07:22

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện ông già làm là luôn luôn đúng - Truyện cổ tích việt nam thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện dành cho trẻ em với yếu tố cổ tích và giáo dục. Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển tư duy của trẻ.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2024 Ne Truyen Audio