Xưa có đức thánh Khổng Lồ, chuyên trông nom về nghề đúc và nghề rèn ở hạ giới.
- Đức thánh thường thân hành đi lại các nơi; khi giáng xuống miền này, lúc hiện ra xứ nọ, thành người trần, để tìm cách dạy thêm cho những người thợ về kỹ xảo.
- Nhưng trong khi theo dõi việc dạy nghề, đức thánh nhận thấy đám đệ tử của mình có những kẻ còn phạm thói lọc lừa điên đảo.
- Bởi vậy, đức thánh lại phải để tâm chữa cả thói hư tật xấu của họ.
-
Có một người thợ đúc rong vai quảy đôi bồ trong có đủ các thứ đồ nghề linh tinh như lò bễ, khuôn, kéo, kìm, cặp, v.
- v… miệng thỉnh thoảng cất tiếng rao: – “Ai đúc nồi, đúc sanh, đèn, chiêng, thanh la, bình hương, bình hoa, biến cũ thành mới không?”.
- Vốn nghề nghiệp thành thạo, nên hễ có ai gọi đến, ông chỉ lúi húi làm một vài ngày là xong.
- Thế rồi cơm ăn tiền lấy, ông lại quảy gánh lên vai chuyển từ làng này sang làng khác.
- Một hôm, từ sáng sớm, người thợ đúc đang bước rảo cho kịp phiên chợ.
- Đang đi, ông bỗng gặp một chàng trai trẻ tuổi, vai cũng quảy đôi bồ.
- Gã trai thấy ông thì đứng lại chào một cách cung kính, rồi nói:
– Xin cho hỏi thăm một tý.
- Con theo thầy con học nghề đã mấy tháng nay, không may hôm trước đây, khi qua rừng, thầy trò lạc nhau, tìm suốt mấy ngày không ai biết cả.
- Xin hỏi ông, ông có gặp một người tên là Chu, trạc ngoài năm mươi, người cao cao, râu quai nón hay không?
Người thợ đúc lắc đầu:
– Ta không hề gặp một người nào như vậy.
-
Dừng một lát, anh chàng nói tiếp, vẻ khẩn khoản:
– Thật khổ quá! Con học với thầy bấy lâu có biết nghề đúc chút đỉnh, còn muốn học thêm cho thành thạo, không ngờ thầy trò mỗi người đi một đường.
- Bây giờ xin ông cho đi theo, con xin gánh gồng và hầu hạ chu tất.
- Chỉ cốt học được nghề cầm tay, ngoài ra không có ý gì khác.
- Chẳng hay ông có lòng thương hạ cố được không?
Người thợ đúc thoạt đầu nhìn anh chàng thấy đã có vẻ ngờ nghệch, nay nghe nói thế thì tỏ ý coi khinh.
- Ông ta nghĩ bụng: – “Đi đúc rong thì chỉ một mình mình cũng đủ, đến đâu đã có sẵn người của chủ nhà cung ứng đó rồi.
- Giá thử có một người quảy gánh cho thì vẫn là đỡ mệt nhưng sức mình còn khỏe, cũng chưa cần lắm.
- Vả chăng được một vài quan tiền công, không lẽ không chia cho người học việc”.
- Bèn đáp:
– Ta trông anh còn trẻ người non dạ, nhìn bàn tay còn trắng trẻo chưa sém tý nào.
- Học cái nghề này không phải dễ.
- Thôi, anh hãy trở về đi cày còn hơn!
Nghe nói, anh chàng chắp tay cầu khẩn:
– Con cũng đã biết đúc võ vẽ, thầy hãy cho con theo.
- Nếu làm không được, hay hầu hạ sơ suất thì lúc đó thầy đuổi con đi cũng không muộn!
Thấy hắn kêu nài và cam đoan trung thành với mình, người thợ đúc bỗng đổi ý kiến, nhận lời.
- Chàng trai đổi buồn làm vui, sụp xuống làm lễ “bái sư”, rồi trút các thứ đồ nghề, nhập gánh của mình với gánh của thầy làm một, đoạn quảy gánh lên vai đi theo ông thầy mới.
-
Chưa đến chợ, đã có khách hàng đón thầy trò về nhà thuê đúc một chiếc sanh cỡ lớn.
- Ngã giá, thầy trò bắt tay vào đắp khuôn dựng lò thụt bễ, loay hoay trong mấy buổi đã làm xong.
- Nhưng qua công việc, người thợ đúc nhận thấy anh chàng học việc của mình còn vụng về hết sức, dường như chưa biết cái gì cả.
-
Bởi thế, sau khi từ giã nhà chủ ra đi, trên đường, người thợ đúc cất tiếng mắng anh ta:
– Tao nghe mày nói có biết nghề võ vẽ nên tao mới nhận, có ngờ đâu mày chỉ là đồ ăn hại.
-
Ông ta không ngờ anh chàng học nghề không tỏ vẻ gì là thẹn thùng hay bối rối, chỉ ngước mắt nhìn mình rồi bình thản trả lời:
– Thưa thầy, con đi theo thầy cũ của con, học được cách đúc khác kia, chứ không phải như cách đúc của thầy vừa rồi.
-
Người thợ đúc ngạc nhiên, vội hỏi:
– Sao? Mày nói mày học được cách đúc khác là đúc thế nào?
– Thầy con không đúc nồi niêu, sanh chảo, bình hương, bình hoa, mà là đúc người: đúc người già thành người trẻ, đúc người xấu thành người tốt.
-
Người thợ tưởng hắn mất trí nên càng sửng sốt:
– Ô, mày nói gì lạ vậy? Tao chưa từng nghe điều đó bao giờ.
-
– Thưa thầy thật đó ạ! Cách đúc cũng dễ, không khó khăn nặng nhọc gì lắm.
- Chỉ nhờ vào mấy cái khuôn của thầy con để lại, có mang theo đây.
-
Nói rồi anh giở khuôn cho người thợ đúc xem.
- Trong khi thầy tò mò nhìn từng cái khuôn lạ, thì trò lại nói thêm:
– Thưa thầy tuy con mới học võ vẽ, nhưng làm cũng dễ lắm, mà lại được nhiều tiền.
- Mỗi chuyến thầy làm nhiều lắm cũng bốn năm quan.
- Nhưng mỗi chuyến thầy cũ của con làm thì được những một hai trăm quan là thường.
-
Người thợ đúc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhưng thấy hắn ăn nói có vẻ chân thật, nên cuối cùng bụng cũng hơi tin.
- Sau đó lại hỏi:
– Anh có tự tay đúc được như anh nói không?
– Thưa thầy, thầy con đã từng cho con tự tay làm lấy một mình, nên chắc chắn có thể làm được.
-
– Thế thầy anh rao hàng thế nào?
– Thầy con thường rao thế này: “Nào ai muốn đúc người xấu thành tốt; da mồi tóc bạc đúc thành nhan sắc nõn nà; ông lão tám mươi thành đứa trẻ mười ba; bảy mươi đúc thành mười bảy không nào? “.
-
Nghe rõ đầu đuôi, càng thêm tò mò, người thợ đúc chỉ muốn anh học nghề làm ngay cho mình xem tận mắt, liền bảo hắn:
– Thôi bây giờ tôi hãy tạm nghỉ công việc của tôi, để xem cách làm ăn của anh chút đã, anh cứ rao như thế đi! Nếu có ai thuê, thì anh thử làm cho tôi xem.
- Nhưng nên nhớ nếu có xảy ra việc gì thì tôi không biết đâu đấy nhé!
Từ giờ phút đó, thầy nhường cho trò rao và liệu tính hết mọi việc.
- Đến một làng nọ, một người phú hộ nghe tiếng rao liền gọi vào hỏi:
– Bảy mươi đúc thành mười bảy là thế nào?
Chàng trẻ tuổi đáp:
– Cũng như nồi cũ đúc thành nồi mới thôi! Nhưng đây là đúc người: xấu xí ra xinh giòn, già yếu thành trẻ khỏe.
-
Nhà chủ nói:
– Tôi có ông cụ, tuổi đã ngoài bảy mươi, yếu lắm nằm liệt đã mấy năm nay, nếu đúc cho trẻ và khỏe lại được thì hay quá! Nhưng anh lấy bao nhiêu tiền công?
– Tôi lấy rẻ ông một trăm năm mươi quan, và cơm ăn cho cả hai thầy trò.
- Ngoài ra, phải có hai mươi sảo than, mượn cho tôi một cái bung ba mươi và dọn cho tôi một gian buồng kín, không để một ai được nhòm vào.
-
– Nếu làm được thì trăm rưởi quan cũng không đắt, nhưng vị phỏng chết người thì thế nào?
– Nếu chết thì tôi xin bồi mạng.
- Tôi sẽ biên giấy cam đoan cho ông.
-
Người thợ đúc từ đầu đã chăm chú theo dõi việc làm của anh học nghề.
- Ông thấy anh ta có vẻ thông thạo.
- Trước hết, anh xin giấy bút viết ngay tờ cam đoan.
- Trong giấy, anh hứa nếu làm không xong thì không nhận tiền, hoặc nếu làm cho khách hàng chết hay bị thương tích gì thì xin chịu tù tội.
- Thế rồi ung dung chờ cho cơm nước vào đâu đấy, anh dẫn thầy vào buồng kín lấy khuôn ra tô đi nặn lại, vừa làm vừa bày vẽ từng tý cho thầy.
- Công việc chỉ trong một buổi là xong.
- Chiếc bung được bắc lên một bếp lửa hồng.
- Đoạn, anh đưa ông già vào buồng lột áo quần đánh nhẹ một cái.
- Ông già ngã lăn ra chết.
- Không bối rối chút nào, anh đưa xác ông già bỏ vào bung, đổ nước vào, rồi vừa thụt bễ vừa đảo.
- Sau ba ngày ba đêm nước trong bung đã trở nên quánh.
- Cuối cùng anh bưng bung nước ấy đổ tất vào khuôn.
- Đợi nguội ba ngày ba đêm nữa, anh mới tháo khuôn ra.
- Quả nhiên có người từ trong đó dần dần cựa quậy, rồi nhỏm dậy bước ra, mặt mũi vẫn còn phảng phất hình trạng ông già, nhưng má hóp hóa thành má căng, tóc bạc đã trở nên đen nhánh.
-
Suốt mấy ngày người đúc hồi hộp chờ đợi, giờ đây mới thở phào khi người chết đã sống lại, lại khỏe và trẻ đúng như lời rao.
- Chủ nhà thấy bố mình được “cải lão hoàn đồng” thì mừng rỡ bội phần.
- Ông ta vội mang tới đặt lên bàn một trăm năm mươi quan tiền bó mo cùng nhiều tặng vật, rồi tỏ lời cảm ơn hai thầy trò.
- Anh chàng học nghề chia ngay cho thầy mình một nửa.
- Người thợ đúc sung sướng quá đỗi, ngợi khen chàng trai hết lời.
- Trong bụng ông ta thầm nghĩ:
– Kể ra làm cũng chẳng khó mà lại được nhiều tiền.
- Thế mà từ lâu không ai biết cả.
-
Hai thầy trò từ giã nhà chủ ra đi.
- Tới một làng khác, một ông lái buôn giàu có gọi họ vào để thuê đúc lại người vợ cả lưng đã gù, răng đã rụng.
- Công việc lại diễn ra hệt như trước: cũng viết giấy cam đoan, cũng đưa khuôn ra đắp, rồi cũng đánh chết bà già bỏ vào bung.
- Nhưng lần này thì người thợ đúc không còn hồi hộp.
- Hắn xắn tay áo giành lấy công việc ở người học trò và chịu khó làm đủ mọi chuyện.
- Sau sáu ngày sáu đêm chờ đợi, khuôn được tháo ra.
- Quả nhiên, bà lão đã biến thành người tố nữ làm cho ai nấy đều trầm trồ kinh ngạc.
-
Khi cầm lấy những quan tiền tốt của anh học nghề trao ch o, người thợ đúc suy nghĩ: – “Tất cả phép lạ đều ở trong cái khuôn kia cả.
- Chỉ nhờ có mấy cái khuôn của ông thầy hắn để lại mà làm ra bộn tiền.
- Hừ! Một cái nghề ngon ăn biết bao nhiêu! Có lẽ trẻ con nó cũng làm được.
- Tội gì mà không chiếm lấy để một mình hưởng lợi!”.
-
Nghĩ vậy, một hôm vừa đến một làng kia, người thợ đúc liền đến trình xã trưởng, vu cho anh học nghề của mình đã ăn cắp mấy nén bạc.
- Chàng trai cố sức cãi lại nhưng anh không làm sao minh oan được vì lúc giở ra khám, mấy nén bạc có đánh dấu không biết tại sao lại nằm lù lù trong “ruột tượng” của anh.
- Cuối cùng anh bị xã trưởng cho đóng gông lại để giải lên quan.
- Người thợ đúc bèn chiếm lấy tất cả đồ nghề rồi quảy gánh đi miết.
- Hắn đi đến một làng xa mới dừng lại, nhận đúc thuê cho một nhà nọ để “cải lão hoàn đồng” một ông già ngoài tám mươi tuổi.
- Bắt chước người học trò, hắn cũng làm giấy cam đoan tử tế, rồi cũng giở khuôn ra tô tô đắp đắp như kiểu hắn đã được chỉ vẽ.
- Khi đưa ông già vào buồng, hắn cũng choảng cho ông già một vố chết lăn, đoạn bắt tay vào những công việc như hắn đã làm lần trước.
- Nhưng khốn thay, sau mấy ngày đêm, mở nắp khuôn ra, hắn giật mình vì nước vẫn không đông lại thành người.
- Hết sức lo sợ, hắn lại cố chờ thêm ba ngày ba đêm nữa mà vẫn không thành công.
- Mấy người con ông già chờ mãi không được, bèn phá cửa buồng mà vào.
- Hắn hoảng quá, xin khất thêm ba ngày ba đêm nữa.
- Lại ba ngày ba đêm nữa trôi qua.
- Cuối cùng khi mở nắp khuôn hắn mới thật sự tuyệt vọng.
- Mấy người con ông già xông lại, bắt trói người thợ đúc đánh cho một trận thừa sống thiếu chết, rồi đóng gông để giải lên quan.
-
Trên đường đi, cổ mang gông, mình thâm tím vì đòn, người thợ đúc chợt thấy sự trừng phạt về lòng tham lam gian giảo của mình.
- Hắn hết sức hối hận.
- Mồm hắn hết lời cầu khẩn đức thánh Khổng Lồ, hứa xin chừa mọi thói hư tật xấu, và xin đức thánh run rủi cho anh học nghề trở lại để cứu hắn khỏi tử tội.
- Hắn lầm rầm cầu khẩn suốt mấy ngày trời.
- Đến ngày thứ ba, lúc hắn đang bị tuần áp giải từ xã lên huyện, vừa ghé vào quán nghỉ chân thì bỗng thấy người học nghề của mình đang ngồi uống nước ở quán.
- Người thợ đúc liền sụp lạy như tế sao, và xin anh học trò hãy rón tay làm phúc.
- Anh học trò cười mà rằng:
– Chính ta là Khổng Lồ đây.
- Ta không ngờ bụng dạ của lũ các ngươi lại nham hiểm đến thế.
- Đáng lý ta còn trị tội nặng hơn nữa, nhưng đã tỏ lòng hối hận thì cũng tha cho.
- Các ngươi phải lo bảo nhau: đã đi làm cái nghề của ta thì không được dối trá lường gạt người khác.
- Dù có nghèo khổ đến đâu, lương tâm cũng phải cho trong sạch.
-
Nói vừa dứt lời thì vụt một cái, mọi người không thấy anh học trò đâu nữa.
- Nhưng giữa lúc đó, từ ngoài cửa, một người con của ông già đã hộc tốc bước vào, nói không ra hơi:
– Thôi đừng giải người ta đi nữa.
- Bố tôi đã sống lại rồi, hiện đang cựa quậy ở trong khuôn.
-
Người ta nói từ đấy về sau những người làm nghề đúc ai cũng sợ đức thánh Khổng Lồ; không một ai dám gian trá khi hành nghề, nhất là đã cùng làm với nhau thì không bao giờ lừa dối nhau.
-