Trang chủ Người học trò và con hổ - Truyện cổ tích Việt Nam
Người học trò và con hổ - Truyện cổ tích Việt Nam

Người học trò và con hổ - Truyện cổ tích Việt Nam

Full

Tác giả :

Truyện cổ tích VN

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 1
Lượt nghe : 2
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt

Một con hổ đi dạo trong rừng, vô tình bị lọt vào bẫy.
- Con vật hung hăng giãy giụa, hết húc đầu đến dùng răng gặm bẫy tìm cách chui ra, nhưng bẫy làm bằng những cây tre đực rất chắc nên không thể làm gì được.
- Đương cơn nguy khốn, bỗng có một người học trò đi qua.
- Thấy người học trò, hổ bèn lấy giọng ngọt ngào:

- Chào thầy tú, làm sao thầy tú lại đi vào nơi nguy hiểm này.
- Chao ôi! Thầy không biết rằng bạn bè tôi hiện đang ở khắp mọi ngả để rình mồi đấy ư? Thôi, chúng ta hãy giao ước với nhau điều này nhé! Về phía thầy, thầy làm ơn mở nắp cho tôi ra.
- Về phía tôi, tôi sẽ luôn luôn bảo hộ thầy, không để cho một con hổ nào động đến.
- Mặt khác, tôi sẽ làm cho dân vùng quanh đây kính trọng thầy, tôn thờ thầy như một vị thần.
-

Người học trò đáp:

- Nhưng nếu ta mở cho ngươi ra, ngươi sẽ ăn thịt ta mất!

Nghe nói thế, hổ một hai xin thề và nói:

- Chao ôi! Thầy tú! Thầy há lại không biết rằng tôi là kẻ xưa nay chưa hề nói dối! Tôi đã nói không ăn thịt thầy thì lẽ nào vì một miếng ăn mà tôi làm sai lời.
- Tôi là chúa sơn lâm có đâu lại phí mất tiếng tăm của tôi.
- Thầy hãy mở cho ra, suốt đời tôi sẽ không quên ơn.
-

Người học trò nhẹ dạ nọ cảm động về những lời khẩn cầu của chúa sơn lâm, và tin vào những câu thề thốt nặng lời của nó, nên vui lòng rón tay làm phúc.
- Cần bẫy một khi kéo lên, hổ ta nhanh nhẹn chui ngay ra, ngáp dài và gầm lên một tiếng làm cho người học trò giật mình kinh hãi:

- Ôi! - người học trò nói, ngươi hét to quá làm ta đinh tai nhức óc.
-

Nhưng nếu lúc nãy hổ tỏ ra hèn hạ quỵ lụy bao nhiêu thì bây giờ lại lộ mặt hung hăng trắng trợn bấy nhiêu.
- Nó đổi giọng:

- Tiếng của tao làm mày khó chịu ư? Tao còn muốn ăn thịt mày nữa kia đấy!

- Ngươi vừa mới giao ước thề bồi với ta chưa buông mồm, sao đã trở mặt nhanh như vậy?

Người học trò chưa kịp dứt lời, hổ đã gầm lên:

- Tao cám ơn lòng tốt của mày.
- Nhưng mày phải hiểu rằng cái bụng đói của tao thì không cần biết phải trái gì hết.
- Tao nhịn đói đã mấy ngày nay và bây giờ thì cần có sức để trở về hang cái đã.
- Vậy mày hãy nộp mạng cho tao đi!

Trong khi con vật phản phúc đang tìm cách nuốt trôi lời hứa thì một vị thần Núi biết được câu chuyện.
- Thương hại người học trò bị mắc lừa, thần Núi bèn hiện ra trước mặt hai bên với trạng mạo một ông quan tòa mặt mũi dữ tợn, mắt sáng long lanh, râu tóc trắng xóa.
- Thần nạt lớn:

- Chúng mày làm gì mà cãi nhau ồn ào ở đây? Ai phải ai trái? Hãy nói ngay cho ta rõ, ta sẽ phân xử cho.
-

Người học trò vội kể lại câu chuyện vừa qua.
- Nhưng hổ đã chỉ vào cái bẫy mà cãi biến:

- Làm gì có chuyện đó.
- Tôi đang ngủ yên lành trong kia thì bị tên này ở đâu đến quấy nhiễu.
- Không những nó không cho tôi nghỉ ngơi mà còn tìm cách hại tôi.
- Vì thế, tôi phải ăn thịt nó để trả thù.
-

Thần phán bảo:

- Đúng! Ngươi có quyền trả thù kẻ nào dám xâm phạm chỗ ở của ngươi.
- Nhưng ta lại không tin rằng đó là chỗ ở của ngươi.
- Vì thân hình ngươi to lớn dường vậy làm sao có thể nằm trong một chỗ chật hẹp như kia được chứ? Bây giờ thì hai bên sẽ trở lại đúng nguyên vị trí cũ, ta sẽ xem xét và phân xử sau.
-

Hổ tin rằng mình thắng nên hí hửng chui vào bẫy.
- Lập tức vị thần hạ cần bẫy xuống và mắng hổ:

- Đồ khốn kiếp! Mày đã bội ước và lấy oán trả ơn đối với người đã cứu mày.
- Giờ thì mày đừng có mong ai cứu cho nữa.
-

Và quay lại phía người học trò, vị thần nói:

- Và đấy là một bài học rất quý cho ngươi! Cần phải tốt và nhân hậu đối với mọi người, nhưng trước hết phải nhớ rằng chớ có bao giờ tốt và nhân hậu đối với kẻ độc ác cả[1]!


KHẢO DỊ

Một truyện khác của ta Không nên lấy oán trả ân cũng là một dị bản của truyện trên:

Một con báo bắt hai con khỉ cáng đi chơi.
- Thoáng thấy bóng một con lang, khỉ quẳng cáng trèo lên cây trốn.
- Báo cũng ba chân bốn cẳng chạy trốn, nhưng bị lang đuổi theo.
- Dọc đường gặp một ông già, báo lạy lục xin cứu mạng.
- Sẵn có cái túi vải, ông già bảo báo chui vào nằm im và thắt túi lại.
- Con lang tới hỏi thì ông già đáp rằng không thấy.
- Lang đi rồi, ông mở túi cho báo ra, nhưng báo trở mặt đòi ăn thịt.
- Ông già bảo: - "Đồ bội bạc, mày nhất định lấy oán trả ân ư?" - "Chính vì mày làm tao suýt chết ngạt nên tao phải ăn thịt mày".
- Ông già đòi báo cho mình đi tìm một người phân xử, nếu đáng chết cũng đành chịu.
- Báo ưng thuận.
- Hai bên tìm đến một cây cổ thụ, ông già kể hết mọi sự cho cây nghe và nhờ phân xử.
- Cây nói: - "Con người là bạc ác bất công.
- Loài chúng tao giúp cho nó nhiều công việc như làm nhà cửa, đồ dùng, thế mà nó luôn luôn cưa chặt chúng ta rất thê thảm.
- Chính nó là loài bạc ác, ăn thịt là đúng".
- Ông già bảo báo: - "Nếu không cưa chặt thì làm sao có thể làm đồ dùng.
- Nó nói không nghe được.
- Xin để tìm một trọng tài khác".
- Báo ưng thuận.
- Gặp một con trâu già.
- Trâu phán: - "Chúng tao lọm khọm giúp việc cho người suốt đời cho đến chết.
- Thế mà khi chết nó còn lột da xẻo thịt, thật vô ơn biết bao nhiêu.
- Ăn thịt nó là phải".
- Ông già lại bảo báo: - "Nó ngu lắm, nếu đã chết rồi thì dù có lột da xẻo thịt phỏng có can gì.
- Người ta có nói "sự bất quá tam", xin để tìm một trọng tài thứ ba".
- Báo lại ưng thuận.
- Gặp một chàng trai.
- Sau khi nghe cụ già kể, chàng trai hỏi: - "Sao một cái túi bé như thế này mà báo lại có thể chui vào nổi! Hãy làm lại tao xem thì tao mới phân xử được".
- Khi báo chui vào, chàng trai thắt miệng túi lại, dùng gậy đánh chết báo và nói: - "Ông cụ cứu mày mà mày lấy oán trả ân, chết là đáng lắm"[2].
-

Đồng bào miền Nam có truyện Sự tích chuông, trống và mõ cũng cùng một chủ đề và hình tượng, chỉ khác ở đây mãng xà thay cho báo:

Một nho sĩ đi chơi cứu một con lươn lạ khỏi tay bọn chăn trâu.
- Thấy lươn xin tha, nho sĩ đem thả sông.
- Sau đó ít lâu, anh hỏng thi, trở về làng; dọc đường phải qua một con đò ngang.
- Người ta cản không cho anh đi, nói rằng gần đây xuất hiện một con mãng xà khổng lồ hay làm đắm thuyền để ăn thịt người.
- Anh đoán đó là con lươn lạ mà mình thả dạo nọ.
- Nhưng anh lại tin rằng nó sẽ nể mình là người cứu nó, bèn tình nguyện một mình đi qua sông.
- Thuyền chèo ra giữa sông, mãng xà nổi lên đòi ăn thịt.
- Anh kể lại công ơn mình cứu nó ngày nào, nhưng mãng xà nhất định không tha.
- Chàng nho sĩ đòi tìm trọng tài.
- Mãng xà cũng ưng thuận.
- Lần đầu gặp trâu, trâu bảo ăn thịt là phải.
- Lần thứ hai gặp cá gáy cũng thế.
- Sau cùng gặp một cụ già, kỳ thực đó là đức Phật Thế tôn hiện hình.
- Phật cho gọi cả những con vật làm trọng tài vừa rồi lại, mắng sự vô ơn bạc nghĩa của mãng xà rồi biến mãng xà thành cái chuông, con trâu thành cái trống, cá gáy thành cái mõ[3].
-

Truyện này tương đối phổ biến ở nhiều dân tộc.
- Trước hết là truyện Trung-quốc, nội dung hầu như không có gì khác truyện Không nên lấy oán trả ân của ta ở trên.
-

Truyện của Lào:

Một con hổ vô tình nằm trên một lỗ rắn độc bị rắn cắn chết.
- Một thầy tu đi qua, lấy thuốc chữa cho hổ sống lại.
- Nhưng sau khi sống lại, hổ đòi ăn thịt thầy tu với lý do là nó có quyền vồ chết bất cứ ai xâm phạm chỗ ở của mình, dù làm điều thiện cũng vậy.
- Bò, chó sói, khỉ, quạ, thần cây được hai bên lần lượt nhờ làm trọng tài đều hoặc vì sợ hổ, hoặc vì ích kỷ, hoặc vốn bất bình với người, cho lẽ phải thuộc về hổ.
- Chỉ có con thỏ là kẻ được nhờ làm trọng tài cuối cùng đã tìm cách cứu thầy tu và trị thói vô ơn của hổ.
- Thỏ giả cách không xử nếu cả nguyên và bị không trở lại vị trí cũ để cho mình kiểm tra.
- Đến nơi, hổ nằm lại vị trí cũ bị rắn cắn chết lần thứ hai.
- Thỏ bảo:

- Hỡi tu sĩ, anh há lại không biết rằng bản chất của hổ là vô ơn và hung tàn.
- Anh hãy dành những hành động tốt đối với những người tốt[4].
-

Truyện của Căm- pu- chia:

Một người đánh cá gặp một con cá sấu trong một cái ao cạn.
- Sấu nhờ chở hộ mình về chỗ có nước.
- Người ấy nói: - "Xe của ta chật chội mà xác mày thì to, không chở được!".
- Sấu xin buộc vào dưới xe là đủ.
- Được chở về một cái hồ đầy nước, khi được thả, sấu bảo người ấy: - "Hãy lại đây cho ta ăn thịt".
- - "Sao mày vô ơn bạc nghĩa nhanh thế?".
- - "Vì mày buộc tao quá chặt làm tao suýt chết ngạt".
- Người kia đành xin trở về từ giã vợ con rồi sẽ tới nộp mình.
- Đi đường gặp một con thỏ.
- Thấy hắn khóc lóc, thỏ hỏi duyên cớ, rồi bảo hắn trở lại, sẽ tìm cách cứu.
- Đến nơi, thỏ làm trọng tài hỏi sấu: - "Vì sao mày lại đòi ăn thịt nó?" Sấu đáp cũng như trước.
- Thỏ hỏi: - "Buộc như thế nào mà chặt, hai bên hãy làm lại ta xem.
- Có phải buộc như thế này không?" Sấu đáp: - "Nếu buộc như thế thì ta đã không nổi giận".
- Thỏ ra hiệu cho người kia riết chặt.
- Sấu nói: - "Đúng, nó buộc như thế đấy!".
- Thỏ bảo người kia: - "Còn đợi gì mà không cho kẻ vô ơn một bài học!".
- Người kia bèn dùng gậy quật chết sấu[5].
-

Gần giống với truyện vừa kể, người Mã-lai (Malaysia) có truyện Nước mắt cá sấu pu-a-nha:

Cá sấu đi lạc đến một bãi cát nóng bỏng may mắn gặp một anh thanh niên, bèn nhờ anh cõng giúp mình trở về sông, sẽ đền ơn.
- Nhưng khi anh cõng về rồi, cá sấu nhỏ nước mắt cảm động đòi xơi một cẳng của anh, nói rằng đáng lý nó phải nuốt chửng toàn thân nếu không vì phải trả ơn anh.
- Họ bỗng gặp cò, nhờ làm trọng tài.
- Cò làm bộ không tin là anh thanh niên lại có thể cõng được cá sấu, bảo anh hãy cõng đến chỗ cũ thử xem.
- Đến nơi, cò bảo sấu liệu không có anh thanh niên thì có sống được chăng? Sấu tỏ vẻ nhũn nhặn nhỏ nước mắt xin cứu, nhưng cò và anh thanh niên bỏ sấu lại đi mất[6].
-

Trong sách Pan-cha-tan-tơ-ra (Năm sách dạy trẻ) cũng có một truyện giống với truyện trên:

Một con cá sấu biết một người Bà-la-môn sắp đi hành hương trên sông Hằng, hắn nhờ mang mình theo vì con sông nó ở thường bị cạn.
- Người Bà-la-môn vì lòng thương xót, bỏ sấu vào túi mang đi.
- Đến nơi, sấu cũng đòi ăn thịt và được trọng tài là bò cái và cây xoài bênh vực.
- Cuối cùng nhờ mưu của chồn làm cho cá sấu chui trở lại vào túi để cho người Bà-la-môn trừng trị xứng đáng thói bạc nghĩa vô ơn của sấu.
-

Cũng trong sách trên còn có một truyện khác, trong đó rắn thay sấu:

Bồ tát xưa là một tu sĩ, tu ở núi Hy-mã-lạp hội họp được quanh mình năm trăm đồ đệ.
- Một người trong số đó có tính bướng bỉnh.
- Thấy một con rắn, anh nhặt về cho ở trong một kẽ nứt cây tre, nuôi và mến như con, đặt tên là vơ-lu-ka (vơ-lu tiếng pa-li nghĩa là tre), tự gọi tên mình là Vơ-lu-ka-pi-ta (cha của cây tre nhỏ).
- Bồ tát bảo: - "Chớ có tự đắc về một con rắn".
- Đáp: - "Nhưng tôi yêu nó như con".
- - "Được, nhưng nên nhớ là nó vô ơn".
- Ít lâu sau anh ta đi rừng cùng với các tu sĩ khác, ở lại đấy mấy ngày.
- Rắn ở nhà đói lắm, khi anh trở về đưa thức ăn, nó giận, cắn anh chết.
-

Như truyện vừa kể, một loạt truyện sau đây đều lấy rắn làm con vật đại diện cho sự vô ơn bẩm sinh:

Truyện của Xy-ri (Syrie):

Cậu bé Jê-du tập hợp bọn trẻ lại và được chúng tôn làm vua.
- Chúng trải quần áo của chúng cho vua ngồi, và kết một vòng hoa lên đầu làm mũ miện, lại ngồi hai bên tả hữu như kiểu các đại thần ngồi bên cạnh vua.
- Ai đi qua chúng cũng kéo lại: - "Hãy đến cúi lạy trước mặt vua đã".
-

Một người từ Jê-ru-da-lem lại cũng bị buộc đến chào vua.
- Khi người này đến, Jê-du thấy có một con rắn quấn cổ đến nghẹt thở.
- Jê-du hỏi: - "Rắn quấn cổ từ bao lâu?".
- Đáp: - "Từ ba năm nay".
- - "Nó ở đâu đến?".
- - "Tôi đã làm ơn cho nó, nó trả lại bằng oán".
- - "Anh làm ơn và nó trả oán như thế nào?".
- - "Trong mùa đông thấy nó sắp chết rét, tôi bỏ vào lòng đưa về nhà, đặt trong một cái bình đậy lại.
- Mùa hè ấm tôi mở bình ra thì nó nhảy lên cổ tôi và quấn lấy, không chịu xuống".
- - "Thế thì anh đã phạm sai lầm.
- Trời sinh ra nó sống trong bụi cây có lạnh, có ấm, ai bảo anh không để mặc nó sống như trời đã tạo ra, lại mang về nhốt vào bình không cho ăn.
- Anh chịu hành hạ là đáng lắm".
- Rồi Jê-du bảo rắn: - "Hãy xuống, sống ở đất".
- Rắn rời khỏi cổ người.
- Người kia cám ơn nói: - "Ngài quả là vua các loài vua và các thần tiên.
- Tôi thừa nhận vương quốc của ngài".
-

Một truyện ngụ ngôn của Pháp:

Một người đào đất trong mùa đông thấy một con rắn chết lạnh trong lỗ.
- Thương hại, người ấy mang đến gần lửa cho nó sưởi ấm.
- Khi rắn tỉnh lại, nó vùng dậy cắn người.
- Người ấy kêu nài, nó trả lời: - "Ta vâng theo luật tự nhiên không biết gì đến việc trả ơn".
-

Các nhà ngụ ngôn từ Pin-pay (Ấn-độ), Ê-dốp (Ésope) (Hy-lạp), Phe-đơ-rơ (Phèdre) (La-mã), đến La Phông-ten (La Fontaine) (Pháp) đều có truyện người và rắn.
- Sau đây là ngụ ngôn của Phe-đơ-rơ:

Một nông dân thấy một con rắn chết rét, bèn đặt vào lòng cho nó sưởi ấm.
- Khi rắn tỉnh lại, nó xổ vào người cắn chết.
- Một con rắn khác hỏi lý do, trả lời là: ta dạy cho con người đừng làm ơn cho kẻ độc ác.
-

Ngụ ngôn của La Phông-ten (La Fontaine) giống với truyện của ta trên kia:

Một người ngồi trên lạc đà đi qua khu rừng có một đám cháy.
- Giữa đống lửa có một con rắn mai hoa đang cầu cứu.
- - "Nó là kẻ thù của người, nhưng một hành động tốt là quý, ai làm phúc sẽ hưởng phúc".
- Nghĩ thế, hắn buộc một cái túi vào đầu giáo chìa ra cho rắn chui vào.
- Cứu được rồi, người ấy bảo rắn đi đâu thì đi, đừng làm hại người.
- Rắn đáp: - "Ta không làm theo cách đó mà muốn cắn chết ngươi cùng con lạc đà".
- Hai bên đưa nhau đến trọng tài là một con bò cái, rồi một cái cây.
- Cả hai trọng tài đều phân xử có lợi cho rắn.
- Đến trọng tài thứ ba là con chồn.
- Chồn buộc rắn chui trở lại vào túi để chứng thực thì mới xử.
- Khi rắn vào rồi, chồn bảo người: - "Bây giờ thì anh làm chủ kẻ thù của anh!".
- Người ấy cột túi lại lấy đá ghè chết rắn.
-

Có hai truyện ngụ ngôn giống với truyện của La Phông-ten:

Một truyện của Xec-bi (Serbie):

Thánh Xa-bát cứu một con rắn khỏi nạn lửa bằng cách giơ gậy làm cầu.
- Thoát nạn, rắn quấn cổ đòi mổ chết.
- Thánh kêu nài.
- Cuối cùng nhờ một con chồn đi qua phân xử.
- Chồn bảo rắn phải tới ngồi trên hòn đá gần đó mới xử được công bằng.
- Rắn đến ngồi, chồn bảo thánh cầm gậy đánh chết.
-

Một truyện của Ý (Italia):

Một con rắn bị bọn mục đồng trói vào thân cây.
- Một người đi qua thương hại, cởi trói và sưởi ấm cho rắn.
- Sống lại, rắn nhảy vào quấn cổ thắt người đó nghẹt thở.
- "Sao mày lại lấy oán trả ân?".
- - "Ta làm theo thiên tính".
- Tranh cãi không xong, nhờ chồn phân xử.
- Chồn cũng bảo phải trở lại tình trạng buổi đầu mới xử được.
- Rắn để cho trói lại vào cây.
- Xong, chồn bảo người ấy đánh chết rắn nếu hắn muốn.
-

Một truyện cổ trong Sách các truyện có phần gần với truyện của người Xy-ri (Syrie):

Thời vua Đa-vít có một ông già thấy ở dọc đường một con rắn chết rét.
- - "Phải thương mọi vật trời sinh", nghĩ vậy ông mang về ủ vào lòng.
- Rắn sống lại thắt lấy cổ ông già.
- Trọng tài bò đực, rồi đến lừa đều xử phần thắng về phía rắn.
- Ông già đến nhờ vua Đa-vít.
- Vua không xử.
- Cuối cùng đến gặp vua Xa-lô-mông lúc đó còn là một đứa trẻ.
- Được lệnh vua cha, Xa-lô-mông kết thúc vụ kiện bằng cách tạo cơ hội cho ông già giết chết con rắn vô ơn bạc nghĩa.
- [7]

Trong sách Nghìn lẻ một đêm cũng có truyện Người đánh cá và hung thần:

Bị vua Xa-lô-mông giam hàng thế kỷ trong một cái gò gắn kín quẳng xuống nước, một hung thần được một người đánh cá vô tình vớt lên và vô tình thả ra.
- Hung thần toan giết người đánh cá, nói rằng mình đã có câu thề độc: Ai cứu sẽ giết chết (vì sau một thời kỳ rất lâu hứa thưởng cho những ai cứu mình mà không thấy nên hung thần thề ngược lại là sẽ phạt người nào cứu mình).
- Người đánh cá làm bộ không tin, nói hung thần to lớn như thế làm sao lại có thể chui được vào bình.
- Bị nói khích, hung thần hóa làm đám mây đen chui tọt vào, người đánh cá lập tức đóng nút lại và ném xuống sông.
-

Việt-nam còn có truyện với chủ đề lấy oán báo ân, nhưng hình tượng thì khác với các truyện trên:

Một người làng chài đang đánh cá ở trên sông, bỗng nghe có tiếng kêu cứu, bèn chèo thuyền đến chỗ có người chìm, cắm sào xuống cho kẻ bị nạn níu vào trèo lên.
- Hắn được thoát, nhưng mũi sào làm cho mắt hắn bị thương.
- Hắn bèn phát đơn kiện đòi bồi thường con mắt, nếu không thì người làng chài phải đi ở cho hắn suốt đời.
- Quan đòi người làng chài đến hỏi: - "Sao anh lại làm bị thương con mắt hắn?".
- Người làng chài chưa kịp trả lời thì người kia đã nói: - "Tôi đang ở dưới nước.
- Nó lấy sào đâm xuống làm con mắt tôi bị thương".
- Quan bắt tội người làng chài: - "Vì mày làm mắt nó bị thương, vậy mày phải làm cho mắt nó lành".
- Quan lại hỏi người kia: - "Lúc mày chìm dưới nước, mắt đã bị thương chưa?".
- - "Còn tốt hoàn toàn".
- Quan bảo lính: - "Vậy thì hãy quẳng nó xuống nước đúng vào chỗ cũ để cho người làng chài này tìm cách chữa lành con mắt cho hắn".
- Người kia nghe quan xử như thế, bèn rút đơn kiện[8].
-



Danh sách chương - 1 Chương

Chương 1

2024-03-08 07:57:49

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện Người học trò và con hổ - Truyện cổ tích Việt Nam thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện dành cho trẻ em với yếu tố cổ tích và giáo dục. Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển tư duy của trẻ.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2024 Ne Truyen Audio