Trang chủ Hòa thượng và người thợ giày - Truyện cổ tích Việt Nam
Hòa thượng và người thợ giày - Truyện cổ tích Việt Nam

Hòa thượng và người thợ giày - Truyện cổ tích Việt Nam

Full

Tác giả :

Truyện cổ tích VN

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 1
Lượt nghe :
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt

Có một nhà sư tên là Diệu Kế trụ trì ở một ngôi chùa lớn làng Bích Khê.
- Sư ta vốn ít chữ nhưng được cái sáng dạ, trải qua những ngày cạo đầu cắp níp đi theo các bậc tu hành cũng võ vẽ được ít nhiều kinh kệ.
- Sống lâu lên lão làng, nhờ chuyện cần gõ mõ tụng kinh, nên chẳng mấy chốc được leo lên hàng sư bác.
- Từ đó Diệu Kế đã được dân làng vùng này vùng khác đón về thờ Phật cai quản chúng tăng.
- Qua nhiều lần ăn mày lộc Phật ở rất nhiều chùa, Diệu Kế đã nắm được cái chân lý: cuộc đời tu hành của mình chẳng qua cũng là một cách mưu sinh.
- Vậy thì tội gì mình theo “năm điều răn” cho mệt xác.
- Vì vậy, về mặt đức hạnh, Diệu Kế tuy không phải là hạng hổ mang, nhưng cũng chẳng phải thuộc hàng chân tu.
- Thỉnh thoảng sư ta cũng biết lén lút tìm cách làm vợi bớt những món tiền quyên cúng của thập phương đang ngộn lên ở tráp.
-

Ở gần chùa có một người thợ giày cũng trạc tuổi và cùng khổ người khổ mặt với Diệu Kế.
- Hai người dàn dần quen nhau rồi trở nên một đôi bạn nối khố.
- Khi đã tương đắc, người thợ giày thường mang rượu thịt vào tăng phòng vào những lúc vắng vẻ, rồi cả hai đóng cửa lại, chén tạc chén thù.
- Họ tỉ tê kể cho nhau nghe những câu chuyện vượt ra ngoài mảnh vườn và mái chùa nhà Phật.
- Được cái người thợ giày am hiểu việc đời nên Diệu Kế ta rất thích.
- Mỗi khi thấy ông bạn túng thiếu, Diệu Kế thường phóng tay chu cấp khi năm quan ba quan không biết tiếc.
- Tuy nhà sư không bao giờ xao nhãng việc tụng kinh gõ mõ nhưng bọn hào lý trong làng cũng chẳng phải không có kẻ ghét ghen.
- Họ ngờ rằng về mặt kinh kệ, vốn liếng của sư ông hình như không có bao nhiêu.
- Hơn thế, mỗi lần nghe sư ông tụng kinh, thấy chỉ ê a suốt buổi, điểm vào những câu lạc lõng, tựa hồ không phải là kinh Phật.
- Mặc dầu vậy, họ cũng chả biết gì nhiều về tiếng kinh câu kệ vốn rất khó hiểu, nên chưa có cách nào để tìm cho ra sự thật.
-

Hồi bấy giờ ở một ngôi chùa phương Nam có một vị hòa thượng nổi tiếng đạo học và đức hạnh.
- Vị hòa thượng này đã từng tu luyện rất nhiều năm và từng sang đất thánh.
- Vào lúc này bậc đại đức ấy dược vua ban tước quốc sư, cho phép đi chơi khắp mọi cảnh chùa trong nước.
- Tuy tuổi già, hòa thượng chuyên ăn chay nằm đất: lại có điều đặc biệt là do thuộc phái “vô ngôn”, nên người nhất thiết không nói năng gì với ai, chỉ khi cần lắm mới làm dấu hiệu, hoặc viết ý nghĩ của mình lên mặt giấy.
-

Nghe tin bậc đại đức này sắp quá làng mình, bọn hào lý Bích Khê bèn sửa soạn một cuộc đón rước trọng thể tại chùa và nhân thể nhờ hòa thượng kiểm tra hộ sư ông Diệu Kế về mặt đạo học.
- Nếu quả đúng như mối ngờ bấy lâu thì họ sẽ mời sư đi chỗ khác.
-

Nghe tin này, Diệu Kế rất lo.
- Cuộc khảo hạch này chắc chắn sẽ làm lòi cái dốt của mình và có thể nếu không bị đuổi thì cũng mất mặt trước thiện nam tín nữ.
- Than ôi? Còn đâu là những ngày ngồi ung dung hưởng hàng chục mẫu hoa lợi và bao nhiêu tiền của thập phương.
- Nghĩ vậy, Diệu Kế quyết vắt óc tìm cách để ra khỏi cảnh khó khăn.
- Sực nhớ tới ông bạn nối khố thường tự xưng là người túc trí đa mưu.
- Diệu Kế bèn nhắn bạn đến chùa để cùng mình bàn tính.
- Sau khi nghe thủng câu chuyện, người thợ giày liền an ủi:

– Tưởng gì chứ việc ấy thì để mặc tôi lo liệu.
- Tôi sẽ thay bạn trả lời tất cả những câu khảo hạch của lão già ấy.
-

– Nhưng làm sao mà thay được, Diệu Kế hỏi.
-

– Khó gì.
- Vì cùng trạc người như bạn, tôi sẽ kín đáo lẻn đến đây đúng vào hôm lão già ấy tới chùa.
- Chỉ cần bạn đòi bọn hào lý cho được một mình đối diện với lão ấy ở tăng phòng đóng kín cửa, không một người thứ ba nào cùng dự là ổn.
- Tôi sẽ từ chỗ nấp bước ra sắm vai của bạn.
- Tôi cam đoan sẽ chu toàn mọi việc.
- Bạn đừng lo gì cả!

Nghe người thợ giày hiến kế, sư ông Diệu Kế có phần vững tâm.
- Mấy ngày sau, vị hòa thượng quả nhiên ghé vào chùa theo lời mời của bọn hào lý, và gật đầu nhận lời họ về việc khảo hạch sư ông.
- Khi cửa tăng phòng đã cài then, dưới ánh đèn le lói người thợ giày đầu mới cạo bóng nhoáng, mình mặc áo cà sa từ bệ bước ra trước mặt hòa thượng để chịu sự thử thách.
-

Cuộc khảo hạch bắt đầu.
- Vị đại đức không hề hé răng, chỉ thong thả đưa bàn tay phải sờ lên đầu mình.
- Thấy vậy, ngươi thợ giày thình lình co cẳng trái đạp mạnh xuống nền tăng phòng một cái “thịch”.
- Tiếp đó vị đại đức ngửa mặt lên trời hồi lâu rồi sờ tay vào nách.
- Để trả lời, người thợ giày lại quờ cánh tay mình ra đằng sau và đấm vào lưng mấy cái.
- Tiếp đó, vị đại đức mỉm cười và giơ ba ngón tay ra trước mặt.
- Người thợ giày liền trợn mắt cũng giơ bàn tay giăng đủ năm ngón lên trời.
-

Sau đó, vị đại đức gật gù, không làm dấu hiệu gì nữa bước ra khỏi tăng phòng, trong khi người thọ giày lại trở về chỗ nấp cũ.
-

* * *

Trước khi từ giã làng Bích Khê, vị hòa thượng mà tên tuổi được mọi người tôn kính, không quên viết mấy câu vào mảnh giấy trao cho bọn hào lý, nói rõ kết quả cuộc khảo hạch vừa rồi.
- Đại ý trong giấy viết:

“Từ thôn quê đến thị thành, ta chưa từng thấy có người nào thông hiểu nghĩa lý đạo Phật thâm thúy nhà sư ông Diệu Kế.
- Không những sư ông hiểu rõ những dấu hiệu ta đưa ra hỏi, mà còn dùng dấu hiệu để đối đáp với ta, y như những vế biến ngẫu tài tình.
- Thoạt đầu ta muốn nói: “Luôn luôn trong đầu phải tâm niệm lời dạy của đức Thích Ca” thì sư ông đã trả lời: “Cần phải giẫm xuống dưới chân những cám dỗ của Ma vương”.
- Ta lại muốn nói: “Con hạc cắp dưới cánh lời cầu nguyện mang lên thượng giới”.
- Sư ông trả lời: “Con rùa ghé tấm lưng đội bia đứng trước chùa”.
- Cuối cùng ta giơ ba ngón tay để nói “Tam quy”.
- Sư ông giơ cả bàn tay để đối lại là “Ngũ giới”.
- Đó là điều không phải những kẻ đạo học tầm thường có thể trả lời một cách nhanh gọn được.
- Sư ông Diệu Kế quả là một ngôi sao trong rừng thiền chúng ta”.
-

Đọc xong, bọn hào lý làng Bích Khê cúi chào vị hòa thượng già, rồi sau đó trở về chùa xin ra mắt sư Diệu Kế.
- Bọn họ hết lời xin lỗi:

Chúng tôi quả thật người trần mắt thịt, không biết được đạo học của hòa thượng sâu rộng như biển.
- Chẳng qua chỉ vì có một vài người xấu thói thêu dệt điều này tiếng nọ vu cho hòa thượng nên buộc làng chúng tôi phải rước bậc đại đức đến chùa để bày cuộc thử thách.
- Giờ đây tất cả mọi nghi ngờ đều đã tiêu tan.
- Xin hòa thượng miễn chấp cho lũ ngu độn này.
-

Sau khi bọn hào lý đã ra về hết, người thợ giày bèn ra khỏi chỗ nấp.
- Diệu Kế hỏi:

– Bạn hãy mau mau cho biết bạn đã trả lời như thế nào về những câu hỏi của ông già ấy làm cho danh tiếng của tôi bỗng nổi lên như cồn trước bọn hào lý vậy?

Người thợ giày đáp:

– Có gì đâu.
- Thoạt đầu lão già ấy chỉ tay lên đầu ý hỏi tôi có biết làm mũ ni hay không? Tôi đạp chân xuống đất để trả lời rằng tôi chỉ biết đóng giày mà thôi.
- Thế rồi lão lại chỉ vào nách để hỏi tôi có thứ da nào mềm như da nách để thửa một đôi.
- Tôi chỉ vào lưng để nói rằng dạo này chỉ còn thứ da dày như da ở lưng, nhưng dùng để đóng giày cũng khá bền tốt.
- Thế rồi ông lão quyết định thửa một đôi nhưng lại mà cả có ba quan.
- Tôi nhất định không chịu, đòi phải có đủ năm quan mới làm.
- Thế là ông lão bỏ đi ra, chắc ông lão bủn xỉn chê đắt không thửa.
-



Danh sách chương - 1 Chương

Chương 1

2024-03-08 07:58:06

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện Hòa thượng và người thợ giày - Truyện cổ tích Việt Nam thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện dành cho trẻ em với yếu tố cổ tích và giáo dục. Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển tư duy của trẻ.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2024 Ne Truyen Audio