Trang chủ Con sáo và phú trưởng giả - Truyện cổ tích Việt Nam
Con sáo và phú trưởng giả - Truyện cổ tích Việt Nam

Con sáo và phú trưởng giả - Truyện cổ tích Việt Nam

Full

Tác giả :

Truyện cổ tích VN

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 1
Lượt nghe :
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt

Ngày xưa có một con sáo nói được tiếng người và hiểu được ý người.
- Từ lâu, sáo làm bạn với một bác nông dân rất nghèo.
- Hôm ấy, bác đi cày bắt được sáo ta bị thương nằm nép trong bụi lúa, bèn đưa về chăm sóc, dần dần dạy sáo học, sáo biết đủ mọi thứ.
- Đối với sáo bác rất tận tình; mỗi khi có miếng ăn đều dành phần cho sáo.
- Bác bảo sáo: – “Tao già rồi mà không có con nên tao nhận mày làm con!”.
- Sáo được tự do muốn đi đâu mặc ý, không bị nhốt trong lồng.
- Nhưng sáo rất quyến luyến bác, không muốn rời.
-

Gần đấy có phú trưởng giả giàu nứt đố đổ vách.
- Nhà hắn tiền ròng bạc chảy đến nỗi thỉnh thoảng hắn lại đem vàng ra phơi nói là cho đỡ ẩm.
- Một hôm sáo bay qua nhà phú trường giả gặp kỳ hắn đang phơi vàng.
- Sáo biết là của quý vội sà xuống cắp lấy mấy thoi đưa về cho bố nuôi.
- Từ đấy bác nông dân sống dễ chịu hơn trước.
-

Phú trưởng giả từ ngày mất vàng không biết nghi cho ai được, vì hắn phơi tận trên nóc nhà lại nghiêm cấm không cho một ai tới gần, nên hắn đành nín lặng.
- Nhưng hắn vẫn để tâm rình mò quyết tìm cho ra.
- Một hôm khác, hắn lại phơi vàng.
- Sáo bay qua trông thấy lại sà xuống lấy, nhưng không may bị phú trưởng giả nhanh tay chộp được.
- Lập tức hắn tra khảo sáo để mong tìm lại những vàng đã mất lần trước.
- Hắn hỏi sáo:

– Mày ở nhà nào?

Sáo đáp:

– Tôi ở trên rừng.
-

– Ai dạy mày trộm vàng của tao?

– Chả ai dạy cả.
-

– Mày trộm về cho ai?

– Tôi quẳng lên rừng.
-

Tức tối vì không tìm ra được manh mối, phú trưởng giả liền sai gia nhân vặt lông sáo cho kỳ trụi để cho sáo chết một cách đau đớn.
- Nhưng mới nhổ được mấy cái lông thì sáo đã giả bộ chết, nằm ngay đơ, cánh sã ra, không cựa quậy.
- Phú trưởng giả sai vứt sáo ra ngoài bụi tre.
- Chỉ một chốc sau sáo đã đứng dậy và gượng lần về nhà.
-

 ***

Mấy tháng sau, ở một ngôi đền của làng bỗng xảy ra một việc rất lạ.
- Mỗi lần người thủ từ vào thắp hương đều nghe trên tượng Đức ông có phát ra tiếng gọi: – “Sắp có nạn lớn, hãy bảo phú trưởng giả đến cho ta bảo”.
- Người thủ từ trước còn hồ nghi, nhưng nghe đến lần thứ hai thì hốt hoảng, vội đi báo tin cho phú trưởng giả biết.
- Nghe thủ từ nói, phú trưởng giả cũng không kém hốt hoảng, vội mang khăn áo tới đền với một mâm cỗ để nghe Đức Ông phán bảo.
- Khi hắn đang lễ xì xụp thì tiếng ở trên tượng truyền xuống bảo hắn phải cạo đầu quy y một thời gian mới mong tai qua nạn khỏi.
- Hắn toát mồ hôi, vâng vâng dạ dạ.
- Cuối cùng, hắn đành nhờ người cạo phăng mớ tóc và mặc đồ nâu sồng xin hòa thượng cho vào ở chùa để mong Phật che chở như lời Đức Ông truyền.
-

Xem Thêm  Truyện: Sự tích con thiêu thân ( Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay)
Nhưng được mấy ngày sau, Đức Ông lại bảo người từ giữ đền gọi hắn đến.
- Khi lão phú trưởng giả và mọi người đang quỳ lom khom đợi Đức Ông bảo ban, thì sáo ta từ bức tượng bay ra nói với chúng:

– Hãy mở mắt ra mà nhìn đây! Tao đây chả phải thần thánh gì cả.
- Chỉ vì mày làm tao đau đớn suýt chết nên tao phải báo thù mày một phen.
-

Nói đoạn, sáo cười lên một thôi rồi sà xuống mâm mổ lấy mổ để.
-

Cái đầu trọc của phú trưởng giả ngửng lên, và khi thấy được sự thực, hắn giận tràn hông, nhảy xô lại định bắt giết con sáo cho hả giận, nhưng sáo ta đã bay ra khỏi đền và đi mất.
-

Danh sách chương - 1 Chương

Chương 1

2024-03-08 07:56:44

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện Con sáo và phú trưởng giả - Truyện cổ tích Việt Nam thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện dành cho trẻ em với yếu tố cổ tích và giáo dục. Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển tư duy của trẻ.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2024 Ne Truyen Audio