Trang chủ Chó Sói và Bảy Chú Dê Con - Truyện cổ tích việt nam
Chó Sói và Bảy Chú Dê Con - Truyện cổ tích việt nam

Chó Sói và Bảy Chú Dê Con - Truyện cổ tích việt nam

Full

Tác giả :

Truyện cổ tích VN

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 1
Lượt nghe : 1
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con.
- Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm.
- Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn nên gọi bảy con lại dặn dò:

– Các con yêu dấu, mẹ muốn đi vào rừng một lát, các con hãy cảnh giác chó sói, nếu nó vào thì nó sẽ ăn thịt tất cả các con cả da lẫn lông.
- Thằng quỷ sứ ấy thường hay trá hình, nhưng các con cứ nghe thấy giọng khản ồ ồ và thấy cái chân đen sì là nhận ra được nó ngay.
-

Dê con đồng thanh đáp:
– Mẹ yêu, chúng con sẽ cảnh giác, mẹ cứ yên tâm mà đi.
-

Dê mẹ kêu be be rồi yên trí lên đường.
- Không bao lâu sau thì có ai gõ cửa và gọi to:
– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.
-

Nghe tiếng khàn ồ ồ dê con nhận ngay ra là chó sói, đàn dê con nói vọng ra:
– Chúng tao không mở cửa, mày đâu phải là mẹ chúng tao, mẹ có giọng nói thanh trong và dễ thương cơ, còn giọng mày khàn khàn ồ ồ, đúng mày là chó sói.
-

Sói vội chạy đến cửa hàng xén mua cục phấn to để ăn cho thanh giọng.
- Rồi nó quay trở lại, gõ cửa và gọi:
– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.
-

Sói vịn chân lên cửa sổ, đàn dê con nhận ra và đồng thanh nói:
– Chúng tao không mở cửa, chân mẹ đâu có đen như chân mày, mày đúng là chó sói.
-

Sói liền chạy tới bác thợ làm bánh mì nói:
– Chân tôi vấp bị thương, bác làm ơn đắp bột nhão lên cho tôi.
-

Người làm bánh mì đắp bột nhão lên chân nó, nó liền chạy tới nhà người xay bột và nói:
– Bác làm ơn rắc bột trắng lên chỗ chân đắp bột nhão cho tôi.
-

Bác xay bột nghĩ: “Con sói này định đánh lừa ai đây.
- ” Nên bác từ chối.
- Sói hăm dọa:
– Nếu bác không chịu làm việc đó thì tôi ăn thịt bác đấy.
-

Bác xay bột đâm ra sợ, đành phải rắc bột cho trắng chân sói.
- Con sói quỷ sứ lại mon men tới cửa lần thứ ba, gõ cửa gọi:
– Mở cửa mẹ vào, các con yêu dấu, mẹ của các con đã về và có mang quà ở rừng về cho các con đây.
-

Dê con bảo:
– Con xem chân, xem có đúng là mẹ yêu dấu không nào.
-

Sói đặt chân lên cửa sổ.
- Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra.
- Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói.
- Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn.
- Một con nhảy chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp ssau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.
- Nhưng sói đều tìm được.
- Nó không cần lựa chọn, nuốt chửng hết con này đến con kia, duy chỉ có con dê bé nhất núp trong hộp đồng hồ là nó không tìm thấy.
-

Khi đã thỏa mãn cơn thèm, sói khệnh khạng đi ra cánh đồng cỏ xanh tươi, nằm dưới một cây cổ thụ và thiu thiu ngủ.
-
Chỉ một lát sau dê mẹ ở rừng về tới nhà.
- Trời, dê mẹ nhìn cảnh vật mà đau lòng: cửa mở toang, bàn ghế đổ lỏng chỏng, ngổn ngang, chậu giặt vỡ tan tành, chăn gối vứt khắp nơi.
- Dê mẹ tìm chẳng thấy một đứa con nào cả.
- Dê mẹ gọi tên từng đứa, cũng chẳng thấy đứa nào thưa.
- Gọi mãi tới tên đứa út thì có tiếng nói khe khẽ:
– Mẹ yêu dấu, con trốn ở trên hộp đồng hồ treo trên tường này.
-

Dê mẹ bế con ra.
- Dê con kể mẹ nghe chuyện sói đến và đã ăn thịt tất cả các anh.
- Chắc các bạn biết dê mẹ khóc thảm thiết như thế nào về những đứa con xấu số của mình.
-

Đau buồn, dê mẹ đi tìm, dê con chạy theo sau.
- Khi tới cánh đồng cỏ, dê mẹ nhìn thấy sói nằm ở gốc cây, ngủ ngáy rung cả cành lá.
- Dê mẹ chăm chú quan sát khắp người sói, thấy bụng nó căng, hình như có cái gì động đậy, phập phồng ở trong.
- Dê mẹ nghĩ:
– Trời ơi! Lẽ nào những đứa con đáng thương của tôi bị sói nuốt chửng làm bữa tối vẫn còn sống hay sao?

Dê mẹ sai dê con chạy về nhà lấy kéo và kim chỉ.
- Rồi dê mẹ rạch bụng con quái vật, rạch chưa hết nhát kéo thứ nhất thì một chú dê con đã ló đầu ra.
- Cứ thế tiếp tục rạch, cả sáu chú dê con nối đuôi nhau nhảy ra, và cả sáu đều sống, không hề bị xây xát, vì sói háu ăn nên chỉ nuốt chửng không kịp nhai.
- Mừng ơi là mừng! Đàn con ôm hôn vuốt ve mẹ, nhảy tung tăng.
- Dê mẹ bảo đàn con:
– Giờ các con hãy đi tìm nhặt đá to để nhét vào bụng con vật quái ác này khi nó còn đang ngủ say.
-

Thế rồi bảy chú dê con vội vàng chạy đi khuân đá về, tha được bao nhiêu chúng nhét hết vào bụng sói.
- Rồi dê mẹ khâu bụng sói lại nhanh đến nỗi sói không hề hay biết và cũng không thèm cựa mình.
-

Sau khi ngủ đã đẫy giấc, sói thức dậy.
- Nó khát khô cả cổ vì đá đầy trong bụng, nó định ra suối uống nước.
- Nó vừa nhổm dậy, mới nhúc nhích định đi thì đá trong bụng đè lăn lên nhau nghe lạo xạo.
- Lúc đó sói kêu lên:

Cái gì lộn xộn, lạo xạo
Chạy trong bụng ta thế này?
Ta tưởng sáu chú dê non,
Sao lại chỉ có đá hòn nằm trong?

Khi nó tới được bên bờ suối cúi xuống định uống thì bị đá nặng kéo ngã nhào xuống nước và nó chết đuối không kịp kêu một lời.
-

Bảy chú dê con thấy vậy chạy tới reo ầm lên: “Chó sói chết rồi, chó sói chết rồi!” và cùng mẹ sung sướng nhảy múa tung tăng bên bờ suối.
-



Danh sách chương - 1 Chương

Chương 1

2024-03-08 07:58:36

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện Chó Sói và Bảy Chú Dê Con - Truyện cổ tích việt nam thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện dành cho trẻ em với yếu tố cổ tích và giáo dục. Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển tư duy của trẻ.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2024 Ne Truyen Audio